Sàn gỗ công nghiệp (Laminate Flooring) là loại vật liệu lát sàn được sản xuất từ bột gỗ tự nhiên đã được xử lý và ép dưới áp suất cao. Sản phẩm có hệ thống hèm khoá âm dương thông minh, cùng 4 lớp cấu tạo chắc chắn. Nhờ vậy sàn gỗ sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như: đa dạng mẫu mã, dễ lắp đặt, chi phí hợp lý.
Theo báo cáo thị trường năm 2023 của FCMA (Hiệp hội vật liệu phủ sàn), sàn gỗ công nghiệp chiếm thị phần đáng kể trên thị trường sàn Bắc Mỹ, chiếm khoảng 30% tổng thị trường.
Hiện nay, trên thị trường vật liệu lót sàn có rất nhiều loại sàn gỗ công nghiệp như sàn gỗ green HDF, sàn gỗ xương cá,… Giá thành của sàn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ dày (8mm, 12mm), thương hiệu dao động từ 280.000 – 845.000 VNĐ/m².
Ưu điểm và nhược điểm của sàn gỗ công nghiệp
Hiểu rõ về ưu nhược điểm của sàn gỗ công nghiệp sẽ giúp người dùng:
- Đưa ra quyết định lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng, điều kiện không gian và khả năng tài chính.
- Sử dụng và bảo quản sàn gỗ đúng cách, kéo dài tuổi thọ sản phẩm.
- Cân nhắc giữa sàn gỗ công nghiệp và các loại vật liệu lát sàn khác như gỗ tự nhiên, gạch men, đá…
Ưu điểm
Sàn gỗ công nghiệp sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật giúp sàn gỗ được nhiều Khách hàng yêu thích sử dụng như: mẫu mã đa dạng, dễ lắp đặt, chống trầy xước và giá thành hợp lý
Đa dạng mẫu mã
Sàn gỗ công nghiệp có hơn 1000 mẫu decor, sắc màu và vân gỗ khác nhau, đáp ứng mọi phong cách từ cổ điển đến hiện đại. Bạn dễ dàng lựa chọn sản phẩm ưng ý nhất cho từng không gian sống.
Dễ lắp đặt
Với hèm khoá thông minh, sàn gỗ công nghiệp rút ngắn 50% thời gian thi công so với sàn gỗ tự nhiên. Ví dụ, để lát sàn cho phòng ngủ 60m², sàn gỗ tự nhiên cần 3-4 ngày trong khi sàn công nghiệp chỉ mất 1-2 ngày.
Chống trầy xước
Lớp phủ trên bề mặt sàn có khả năng chống trầy xước lên đến AC5. Theo thống kê, 90% sàn gỗ công nghiệp vẫn giữ được vẻ đẹp như mới sau 10 năm sử dụng.
AC5 là tiêu chuẩn về khả năng chống mài mòn của sàn gỗ công nghiệp, được xác định bởi hệ thống phân loại Châu Âu (EN 13329). Theo hệ thống này, sàn gỗ được chia thành 6 cấp độ, từ AC1 đến AC6, tương ứng với khả năng chịu mài mòn tăng dần.
Giá thành hợp lý
Sàn gỗ công nghiệp có giá dao động từ 150.000 – 500.000đ/m², rẻ hơn 50-70% so với sàn gỗ tự nhiên. Với ngân sách 20 triệu đồng, bạn đã có thể lát sàn gỗ công nghiệp cho căn hộ 50m².
Ngoài ra, theo dữ liệu của EFLEC (Liên đoàn các nhà sản xuất sàn gỗ công nghiệp Châu Âu) cũng chỉ ra rằng, sàn gỗ công nghiệp là một lựa chọn phổ biến ở châu Âu, chiếm khoảng 20% thị trường sàn tổng thể.
Nhược điểm
Ngoài các ưu điểm ở trên thì sàn gỗ công nghiệp vẫn còn một số nhược điểm như: Chịu nước kém, bị phai màu bởi tia UV và không thể làm mới bằng cách chà nhám rồi đánh bóng.
Chịu nước kém
Là sản phẩm làm từ gỗ nên khả năng chịu nước của nó không sánh bằng sàn gạch hay sàn đá. Ta nên lau khô sàn ngay khi làm đổ nước và hạn chế để sàn ẩm quá lâu.
Bị phai màu bởi tia UV
Màu sắc, mẫu mã của sàn gỗ công nghiệp được in lên nên sẽ bị phai màu bởi tia UV. Sản phẩm chỉ được lắp trong nhà và hạn chế tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp.
Để hạn chế hiện tượng này, ta nên:
- Sử dụng rèm cửa che nắng cho cửa sổ, ban công.
- Tránh để sàn tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài.
Không thể chà nhám và đánh bóng để làm mới
Sàn gỗ công nghiệp là sản phẩm có bề mặt hoàn thiện. Sau thời gian dài sử dụng, ta không thể chà nhám và đánh bóng chúng để làm mới như sàn gỗ tự nhiên.
Các loại sàn gỗ công nghiệp phổ biến
Việc tìm hiểu và nắm rõ các loại sàn gỗ công nghiệp phổ biến sẽ giúp người dùng hiểu rõ về sản phẩm mình muốn mua và lựa chọn ra loại phù hợp nhất!
- Dựa trên cốt gỗ ta có sàn gỗ HDF và sàn gỗ Green HDF.
- Dựa trên kiểu dáng ta có sàn gỗ công nghiệp xương cá và thông thường.
Phân loại theo cốt gỗ
Chất lượng của sàn gỗ được quyết định rất lớn bởi lớp cốt gỗ. Mỗi loại lớp cốt gỗ khác nhau sẽ giúp sàn gỗ có những đặc tính khác nhau.
Sàn gỗ HDF
Đây là loại phổ biến nhất trên thị trường với 80% thị phần. Sàn gỗ HDF có cốt ván sợi mật độ cao, ép từ gỗ tự nhiên và keo dưới áp lực lớn. Nhờ cấu tạo đặc chắc, cốt gỗ công nghiệp HDF (High Density Fiberboard) có khả năng chịu lực và chống ẩm vượt trội.
Sàn gỗ Green HDF (Sàn gỗ cốt xanh)
Đây là loại sàn gỗ công nghiệp sử dụng cốt gỗ HDF đã được tăng độ nén, nâng cao mật độ cốt gỗ. Màu xanh đặc trưng của cốt gỗ HDF này đến từ chất tạo màu, mục đích là để phân biệt với các loại cốt gỗ khác.
Phân loại theo kiểu dáng
Ngoài loại sàn gỗ được lắp thẳng theo kiểu thông thường thì trên thị trường còn thiết kế thêm loại sàn có khả năng ghép chéo, tạo hình xương cá.
Sàn gỗ công nghiệp xương cá
Sàn gỗ xương cá là kiểu sàn gỗ công nghiệp được lắp chéo vuông góc, đầu 2 thanh gỗ chạm vào nhau, tạo hiệu ứng giống xương cá. Kiểu lắp này đang rất được ưa chuộng vì tính thẩm mỹ cao.
Xem ngay các mẫu sàn gỗ công nghiệp xương cá đẹp dưới đây!
Sàn gỗ công nghiệp thông thường
Sàn gỗ công nghiệp thông thường được lắp thẳng, song song (lệch ½) hoặc xếp đuổi (giật cấp). Loại sàn này còn được in mẫu vân xương cá 3D, không cần lắp chéo mà vẫn tạo được hình xương cá độc đáo.
Xem ngay các mẫu sàn gỗ công nghiệp đẹp dưới đây!
Sàn gỗ công nghiệp bao nhiêu tiền 1m2?
Giá sàn gỗ công nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất liệu, kích thước, độ dày, thương hiệu… Dưới đây là bảng giá tham khảo cho một số loại sàn gỗ phổ biến:
Loại sàn | Kích thước
(dài x dày x rộng) |
Giá tham khảo
VND/m2 |
Sàn gỗ Egger | 1292 x 12 x 193mm | 555.000 VND/m2 |
1292 x 8 x 193mm | 495.000 VND/m2 | |
1292 x 8 x 193mm | 630.000 VND/m2 | |
Sàn gỗ Eurohome | 1285 x 12 x 192mm | 555.000 VND/m2 |
1285 x 8 x 192mm | 385.000 VND/m2 | |
Sàn gỗ Binyl | 1285 x 12 x 123mm | 685.000 VND/m2 |
1285 x 8 x 192mm | 430.000 VND/m2 | |
Sàn gỗ Hornitex | 1292 x 12 x 136mm | 495.000 VND/m2 |
1292 x 8 x 136mm | 365.000 VND/m2 | |
Sàn gỗ Quickstep | 1200 x 8 x 190mm | 630.000 VND/m2 |
1380 x 8 x 190mm | 540.000 VND/m2 | |
1380 x 8 x 156mm | 920.000 VND/m2 | |
1380 x 12 x 190mm | 1.250.000 VND/m2 | |
Sàn gỗ Pergo | 1380 x 8 x 156mm | 780.000 VND/m2 |
1380 x 9 x 190mm | 850.000 VND/m2 | |
2050 x 9.5 x 240mm | 1.150.000 VND/m2 | |
Sàn gỗ Inovar | 1288 x 8 x 192mm | 365.000 VND/m2 |
808 x 10 x 125mm | 655.000 VND/m2 | |
1285 x 12 x 137mm | 580.000 VND/m2 | |
Sàn gỗ Robina | 1283 x 8 x 193mm | 325.000 VND/m2 |
1283 x 8 x 115mm | 505.000 VND/m2 | |
1288 x 8 x 196mm | 435.000 VND/m2 | |
Sàn gỗ Thaixin | 1205 x 8 x 192mm | 265.000 VND/m2 |
Sàn gỗ Vanachai | 1205 x 8 x 192mm | 235.000 VND/m2 |
1205 x 12 x 125mm | 370.000 VND/m2 | |
Sàn gỗ Kosmos | 1225 x 8 x 202mm | 229.000 VND/m2 |
1223 x 12 x 132mm | 285.000 VND/m2 | |
Sàn gỗ Wilson | 1225 x 8 x 202mm | 229.000 VND/m2 |
1223 x 12 x 132mm | 285.000 VND/m2 | |
Sàn gỗ Camsan | 1200 x 8 x 192.5mm | 430.000 VND/m2 |
1380 x 12 x 142.5mm | 600.000 VND/m2 | |
Sàn gỗ AGT | 1200 x 8 x 191mm | 435.000 VND/m2 |
1195 x 12 x 189mm | 625.000 VND/m2 | |
Sàn gỗ Galamax | 808 x 8 x 130mm | 240.000 VND/m2 |
Giá được cập nhật vào tháng 7 năm 2024, có thể thay đổi tùy từng thời điểm khác nhau.
Hỏi đáp về sàn gỗ công nghiệp
Sàn gỗ công nghiệp có chịu nước tốt không?
Sàn gỗ công nghiệp là vật liệu lót sàn có khả năng chịu nước thấp, không bằng sàn nhựa, sàn gạch hay sàn đá. Tuy nhiên, một số loại sàn đã được cải thiện khả năng chịu ẩm tốt hơn bằng công nghệ sản xuất tân tiến (vd: sàn gỗ Egger Aqua chịu được ngập nước lên đến 1000 giờ, khoá nước bề mặt 72 giờ). Tuyệt đối không đổ nước trực tiếp lên sàn mà phải vắt khô khăn ướt để lau.
So sánh sàn gỗ công nghiệp và sàn gỗ tự nhiên
Sàn gỗ công nghiệp và sàn gỗ tự nhiên có những ưu và nhược điểm riêng.
Sàn gỗ công nghiệp | Sàn gỗ tự nhiên | |
Ưu điểm |
|
|
Nhược điểm |
|
|
Cách âm của sàn gỗ công nghiệp như thế nào?
Sàn gỗ công nghiệp có khả năng cách âm tốt hơn sàn gạch, đá từ 2-6dB nhờ cấu tạo nhiều lớp. Nhờ có thêm lớp xốp ở mặt dưới mà sàn hấp thụ tối đa tiếng ồn, tiếng bước chân.
Ngoài ra, khả năng cách âm thực tế của sàn gỗ công nghiệp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như độ dày sàn, loại cốt gỗ, lớp lót sàn, v.v.
Lắp đặt 100m2 sàn gỗ công nghiệp hết bao nhiêu tiền?
Chi phí lắp đặt 100m² sàn gỗ công nghiệp dao động từ 28 – 84,5 triệu đồng, tùy thuộc vào:
- Đơn giá sàn gỗ: 280.000 – 845.000đ/m².
- Chi phí nhân công, vật tư phụ: 50.000 – 100.000đ/m².
- Điều kiện thi công như độ bằng phẳng, hệ thống điện nước.
Tuy nhiên, đây chỉ là mức giá tham khảo. Chi phí thực tế có thể thay đổi tùy theo nhiều yếu tố như thương hiệu, chủng loại sàn, diện tích thi công, tay nghề thợ thi công, v.v.
Sàn gỗ công nghiệp nào tốt và bền nhất hiện nay?
Một số dòng sàn gỗ công nghiệp được đánh giá tốt và bền trên thị trường:
- Sàn gỗ Egger Aqua của Đức: Chịu nước tốt, bảo hành 1000 giờ ngập nước.
- Sàn gỗ Robina của Malaysia: Chống mối mọt tốt, bảo hành mối 10 năm.
- Sàn gỗ Kosmos của Việt Nam: giá mềm, độ chống trầy AC4, bảo hành chất lượng 10 năm.
Sàn gỗ công nghiệp dày bao nhiêu là tốt nhất?
Độ dày lý tưởng của sàn gỗ công nghiệp là từ 8-12mm. Cụ thể:
- Sàn dày 8mm phù hợp cho phòng ngủ, phòng đọc sách.
- Sàn dày 12mm phù hợp cho phòng khách, hành lang có mức độ di chuyển cao.
Sàn càng dày thì khả năng chịu lực, chống ồn và giữ nhiệt càng tốt. Tuy nhiên, giá thành cũng sẽ cao hơn 10-15% so với sàn mỏng.
Có thể lắp sàn gỗ công nghiệp trên nền đá, gạch không?
Sàn gỗ công nghiệp có thể lắp đặt trực tiếp trên nền nhà bằng đá, gạch, bê tông nếu bề mặt nền đảm bảo các yêu cầu:
- Độ bằng phẳng cao.
- Không bị ẩm ướt.
Đặc biệt, loại sàn này không cần keo để lắp đặt nên không gây ảnh hưởng đến nền bên dưới.
Sàn gỗ công nghiệp có mùi không? Mùi có hại cho sức khỏe không?
Sàn gỗ công nghiệp thường có mùi nhẹ của gỗ ép trong thời gian đầu lắp đặt. Mùi này sẽ bay hơi dần sau 1-2 tuần. Các loại sàn đạt chuẩn an toàn CARB P2, E1 có hàm lượng formaldehyde và chất độc hại rất thấp, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trên đây là những thông tin cần thiết về sàn gỗ công nghiệp, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để lựa chọn sản phẩm phù hợp. Hãy luôn nhớ rằng, sàn gỗ đẹp không chỉ tạo điểm nhấn cho ngôi nhà, mà còn thể hiện gu thẩm mỹ và cá tính của gia chủ. Vì vậy, đừng ngại bỏ thời gian tìm hiểu, lựa chọn kỹ lưỡng để có được sàn gỗ hoàn hảo nhất cho tổ ấm của mình nhé!
Cô Gái Vật Liệu thường xuyên tham gia các hội thảo, triển lãm về vật liệu trang trí nội thất để cập nhật những xu hướng mới nhất, cũng như để được gặp các nhà thiết kế nội thất – ngoại thất, kiến trúc sư, chuyên gia vật liệu để học hỏi liên tục. Cô cũng tích cực chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình trên các kênh truyền thông xã hội như Facebook, YouTube, Tiktok…
Bài viết liên quan
Review sàn gỗ Hansol có tốt không? Phân loại, báo giá 2025
Sàn gỗ Hansol là sàn gỗ công nghiệp Hàn Quốc, được sản xuất bởi tập...
Sàn gỗ Gõ Đỏ: Phân loại, ưu nhược điểm, báo giá, ứng dụng, mẫu đẹp
Sàn gỗ Gõ Đỏ (sàn gỗ Gụ, sàn gỗ Hồ Bì, sàn gỗ Cà Te)...
Sàn gỗ Giáng Hương: Phân loại, ưu nhược điểm, báo giá 2025
Sàn gỗ Giáng Hương (sàn gỗ Hương) là loại sàn gỗ tự nhiên được làm...
Sàn gỗ Óc Chó: Phân loại, ưu nhược điểm, báo giá 2025
Sàn gỗ Óc Chó (Sàn gỗ Walnut) là sàn gỗ tự nhiên có vân gỗ...
Sàn gỗ Teak: Phân loại, ưu nhược điểm, báo giá, ứng dụng 2025
Sàn gỗ Teak (hay còn được gọi là sàn gỗ Tếch, sàn gỗ Giá Tỵ)...
Review sàn gỗ Malayfloor có tốt không? Phân loại, báo giá 2025
Malayfloor là thương hiệu sàn gỗ Trung Quốc, đang phát triển mạnh trong thời gian...