Sàn gỗ Teak (hay còn được gọi là sàn gỗ Tếch, sàn gỗ Giá Tỵ) là loại sàn gỗ tự nhiên, được sản xuất từ cây Teak có tên khoa học là Tectona grandis. Gỗ Teak hiện thuộc nhóm III trong bảng phân loại các nhóm gỗ. Sàn tự nhiên Teak có cấu tạo gồm lớp phủ, cốt gỗ cùng hèm khóa và rãnh.
Sản phẩm được ưa chuộng trong các công trình trang trí nội ngoại thất nhờ vẻ đẹp sang trọng, độ bền cao và khả năng chống chịu tốt. Sàn gỗ tự nhiên Teak được phân loại dựa theo nguồn gốc xuất xứ, bao gồm Teak Myanmar, Teak Lào và Teak Nam Phi, với chất lượng và giá thành khác nhau.
Ưu điểm nổi bật của dòng sàn gỗ này là độ cứng và độ bền vượt trội, kháng mối mọt, ổn định kích thước và tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, sản phẩm cũng có nhược điểm là giá thành cao hơn so với nhiều loại sàn gỗ khác và khả năng chống nước kém hơn so với gỗ cứng.
Theo báo cáo của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO), “Gỗ Teak chứa hàm lượng dầu tự nhiên cao, từ 2 – 4%, giúp gỗ có khả năng kháng mối mọt, nấm mốc và côn trùng xâm hại. Đây là một trong những đặc tính quan trọng giúp sàn gỗ Teak có tuổi thọ lâu dài.”
Sàn gỗ tự nhiên Teak có mấy loại?
Dựa theo nguồn gốc và xuất xứ của gỗ, có nhiều dòng như gỗ Teak Lào, gỗ Teak Ấn độ, gỗ Teak Philippin, gỗ Teak Malaysia, gỗ Teak Thái Lan, gỗ Teak Myanmar, gỗ Teak Nam Phi,… Trong đó, sàn gỗ Teak được phân chia và phổ biến là ở Myanmar, Lào và Nam Phi.
Sàn gỗ Teak Myanmar
Sàn gỗ tự nhiên Teak Myanmar được khai thác từ rừng tự nhiên ở Myanmar, nổi tiếng với chất lượng gỗ tốt nhất trong các loại gỗ Teak. Gỗ Teak Myanmar có độ cứng (1050 ibf theo thang độ cứng Janka) và độ bền cao, vân gỗ đẹp, màu vàng nâu đậm, vàng sáng đồng đều.
Sàn gỗ tự nhiên Teak Lào
Sàn gỗ Teak Lào được trồng và khai thác tại Lào với vân gỗ nhỏ và đồng đều sở hữu các đặc tính ưu việt như độ cứng cao, khả năng chống mối mọt và ẩm mốc tốt. Teak Lào thường thiên về tông màu xám nâu có giá thành phải chăng hơn so với Teak Myanmar.
Sàn gỗ Teak Nam Phi
Gỗ Teak Nam Phi được trồng và khai thác tại các nước ở khu vực Nam Phi. Sản phẩm có màu vàng nhạt, vân gỗ độc đáo. So với gỗ Teak Myanmar và Lào, gỗ Teak Nam Phi có chất lượng kém hơn, với mật độ và độ cứng thấp hơn. Tuy nhiên, sản phẩm vẫn được ưa chuộng bởi giá thành hợp lý.
Theo báo cáo của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), diện tích rừng trồng Teak ở châu Phi đạt khoảng 250.000 ha, chiếm 11% tổng diện tích rừng trồng Teak trên toàn thế giới.
Ưu nhược điểm của ván sàn gỗ Teak?
Dưới đây là các ưu nhược điểm của sàn gỗ Teak mà bạn đọc có thể quan tâm.
Ưu điểm
Sàn gỗ tự nhiên Teak sở hữu nhiều ưu điểm như:
- Độ bền cao: Sàn có tuổi thọ trung bình là 80 năm, với khả năng chịu tốt các tác động của môi trường khí hậu nhiệt đới ẩm như ở Việt Nam.
- Chống mối mọt: Gỗ Teak chứa hàm lượng dầu tự nhiên cao, từ 2 – 4%, giúp gỗ có khả năng kháng mối mọt, nấm mốc và côn trùng xâm hại.
- Sản phẩm không bị co ngót, cong vênh khi thời tiết thay đổi: Gỗ Teak có độ cứng trung bình là 4740N và trọng lượng gỗ trung bình 655kg/m3.Với cấu trúc gỗ đặc chắc và ít bị co ngót, sàn gỗ Teak ít bị cong vênh, biến dạng khi có sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ và độ ẩm.
Nhược điểm
So với nhiều dòng sàn gỗ tự nhiên phổ thông khác, sàn gỗ tự nhiên Teak có giá thành khá cao. Vì 1 cây gỗ Teak muốn khai thác được phải trồng ít nhất 20 năm. Ngoài ra thì chất lượng và giá trị mà nó mang lại cân xứng là lý do khiến nhiều người dùng đáng cân nhắc.
Báo giá sàn gỗ Teak bao nhiêu tiền 1m²?
Giá của sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại gỗ, kích thước, nhà cung cấp và từng thời điểm khác nhau,… Dưới đây là bảng giá sàn được cập nhật vào tháng 9/2024:
Loại sàn | Giá tham khảo VND/m² |
Teak Myanmar trong nhà | 2.300.000 – 3.500.000 VND/m² |
Teak Myanmar ngoài trời | 2.800.000 – 4.500.000 VND/m² |
Teak Lào trong nhà | 1.800.000 – 2.800.000 VND/m² |
Teak Lào ngoài trời | 2.300.000 – 3.500.000 VND/m² |
Teak Nam Phi trong nhà | 1.500.000 – 2.500.000 VND/m² |
Teak Nam Phi ngoài trời | 2.000.000 – 3.000.000 VND/m² |
Ứng dụng phổ biến của sàn gỗ tự nhiên Teak
Nhờ các đặc tính ưu việt và công nghệ sản xuất hiện đại, sàn gỗ Teak được ứng dụng rộng rãi trong cả không gian nội thất và ngoại thất, mang đến sự sang trọng và bền vững cho mọi công trình.
- Ứng dụng trong nhà: Lát sàn phòng khách, phòng ngủ, không gian bếp, sàn cầu thang,…
- Ứng dụng ngoài trời: Lát sàn ban công, lối đi sân vườn, sàn sân thượng, hồ bơi,…
Câu hỏi liên quan đến sàn gỗ Giá Tỵ
Quy trình sản xuất sàn gỗ Teak bao gồm những công đoạn nào?
Quy trình sản xuất sàn gỗ tự nhiên bao gồm 6 công đoạn chính sau:
- Chọn nguyên liệu gỗ Teak đạt chuẩn
- Xẻ gỗ thành các tấm ván với độ dày từ 15 – 30mm, chiều rộng từ 90 – 150mm
- Sấy gỗ để đạt độ ẩm chuẩn 8 – 12%
- Gia công bào, phay, chà nhám bề mặt gỗ để đạt độ nhẵn mịn và đồng đều
- Xử lý bề mặt bằng cách sơn dầu hoặc sơn UV để tăng khả năng chống trầy xước và chống thấm nước
- Đóng gói và kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất ra thị trường.
Khi sàn gỗ Teak bị trầy xước hoặc hư hỏng, có cách nào khắc phục không?
Sàn gỗ khi bị các vết trầy xước nhỏ, có thể sử dụng bột trét gỗ/keo trám chuyên dụng để che phủ. Đối với các hư hỏng nặng hơn như nứt gãy, mối mọt, cần nhờ đến thợ chuyên nghiệp để sửa chữa hoặc thay thế thanh sàn gỗ mới.
Làm thế nào để phân biệt sàn gỗ Teak thật và giả?
Để phân biệt sàn Teak thật và giả, bạn có thể dựa vào các dấu hiệu sau:
- Sàn thật có trọng lượng nặng và độ cứng cao hơn so với sàn giả
- Khi cào nhẹ bề mặt, sàn thật sẽ tỏa ra mùi dầu tự nhiên đặc trưng, trong khi sàn gỗ giả không có mùi hoặc có mùi hóa chất
- Tỷ lệ giác gỗ, mắt gỗ ở sàn gỗ thật ít, không có vân hoặc vân dọc.
Xem thêm: Chi tiết cách phân biệt sàn gỗ Teak thật và giả
Sàn gỗ Teak có phù hợp lắp đặt cho không gian ngoài trời như sân vườn, hiên nhà?
Để tăng cường thêm những ưu điểm vốn có của gỗ Teak và đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao của nhiều người dùng, sàn gỗ Teak có loại được xử lý để chuyên sử dụng cho các ngoài trời như sân vườn, hiện nhà, sân thượng,… Quá trình xử lý thường có các bước như tẩm sấy, bổ sung chất phụ gia, chà nhám và đánh bóng.
Sàn gỗ Teak sẽ mang đến cho bạn không gian sống sang trọng, ấm cúng và bền bỉ theo thời gian.
- https://www.floordi.com/san-go-teak-wood/
- https://sangotoanthang.com/bang-gia-san-go-teak-gia-ty-re-nhat-mien-nam/
- https://sango.us/san-go-teak https://sangotunhien.net/san-go-teak
- https://kosmos.vn/go-teak-go-tu-nhien-ngoai-troi-chiu-nuoc-khang-moi/
- https://sangotunhien.net/thang-do-do-cung-janka-la-gi
- https://sangotoanthang.com/san-pham/san-go-teak-ngoai-troi/#ftoc-heading-7
Cô Gái Vật Liệu thường xuyên tham gia các hội thảo, triển lãm về vật liệu trang trí nội thất để cập nhật những xu hướng mới nhất, cũng như để được gặp các nhà thiết kế nội thất – ngoại thất, kiến trúc sư, chuyên gia vật liệu để học hỏi liên tục. Cô cũng tích cực chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình trên các kênh truyền thông xã hội như Facebook, YouTube, Tiktok…
Bài viết liên quan
Review sàn gỗ Hansol có tốt không? Phân loại, báo giá 2025
Sàn gỗ Hansol là sàn gỗ công nghiệp Hàn Quốc, được sản xuất bởi tập...
Sàn gỗ Gõ Đỏ: Phân loại, ưu nhược điểm, báo giá, ứng dụng, mẫu đẹp
Sàn gỗ Gõ Đỏ (sàn gỗ Gụ, sàn gỗ Hồ Bì, sàn gỗ Cà Te)...
Sàn gỗ Giáng Hương: Phân loại, ưu nhược điểm, báo giá 2025
Sàn gỗ Giáng Hương (sàn gỗ Hương) là loại sàn gỗ tự nhiên được làm...
Sàn gỗ Óc Chó: Phân loại, ưu nhược điểm, báo giá 2025
Sàn gỗ Óc Chó (Sàn gỗ Walnut) là sàn gỗ tự nhiên có vân gỗ...
Review sàn gỗ Malayfloor có tốt không? Phân loại, báo giá 2025
Malayfloor là thương hiệu sàn gỗ Trung Quốc, đang phát triển mạnh trong thời gian...
Review sàn gỗ Galamax có tốt không? mẫu mã, báo giá 2025
Sàn gỗ Galamax là sàn gỗ công nghiệp Trung Quốc, có bề mặt bóng, bắt...